Tổng quan về Đảo Ngọc Phú Quốc

Phú Quốc là quần đảo xinh đẹp nằm sâu trong vùng vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Kiên Giang. Ở vùng biển phía Nam của tổ quốc, đảo Ngọc Phú Quốc – hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây.

❖ TỔNG QUAN VỀ PHÚ QUỐC

     ✓ Nằm ở phía tây nam của Việt Nam, Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất nước với diện tích trên 563 km2, tương đương với diện tích của quốc đảo Singapore. Hòn đảo nổi tiếng với những bãi biển cát trắng, cảnh hoàng hôn, hải sản, nước mắm, ngọc trai, hạt tiêu, và giống chó xoáy độc đáo.

     ✓ Các hoạt động du lịch Phú Quốc rất phong phú, diễn ra trên đất liền, trên biển và cả các tour du lịch trên không, từ hoạt động đi bộ đường dài, lặn biển với bình dưỡng khí, câu cá, ngắm các loài chim, leo núi và lặn biển bằng ống thở.

     ✓ Nếu bạn muốn nghỉ ngơi thư giãn, nơi đây sẽ là điểm đến lý tưởng với gần 400 resort tại Phú Quốc (khách sạn Phú Quốc) được xây dựng theo tiêu chuẩn từ 2 sao đến 5 sao, thiết kế hiện đại, không gian sống rộng mở.

     ✓ Việc mua sắm rất phong phú và sự lựa chọn là không giới hạn để du khách có thể thưởng thức được những hương vị ẩm thực tuyệt vời nhất từ khắp mọi miền của đất nước Việt Nam và cả thế giới.

     ✓ Hãy ghé thăm bãi biển đẹp nhất Việt Nam, tham quan nhà tù Phú Quốc, những cửa hàng bán sản phẩm ngọc trai, khám phá những thác nước tuyệt đẹp, đạp xe đến những bãi biển vẫn còn hoang vắng, đi bộ xuyên qua rừng quốc gia, lặn ở các khu vực xung quanh đảo, hoặc chỉ đơn giản là tận hưởng những buổi chiều hoàng hôn trên đảo. Với vẻ đẹp và sự thanh bình đó, không thể phủ nhận Phú Quốc là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất ở Việt Nam, nếu không nói là của thế giới.

     ✓ Những lựa chọn đảo Phú Quốc làm điểm đến du lịch cũng khác nhau và đa dạng như chính hòn đảo này. Khám phá các thị trấn, những ngôi làng và các đảo nhỏ của Phú Quốc, các điểm đến và sự kiện mang tính đặc trưng độc đáo. Cho dù bạn chỉ có hai ngày hoặc hai tuần để đi tham quan các địa điểm, thì ở đây bạn cũng sẽ tìm thấy tất cả mọi thứ bạn cần biết về những nơi để đi và những điều cần làm trên hòn đảo nhiệt đới này trong kỳ nghỉ của bạn. Bạn có thể tham khảo những hành trình của chúng tôi để giúp cho kế hoạch của riêng bạn diễn ra một cách suôn sẻ. Nếu bạn đang tìm kiếm những điều thuộc về thiên nhiên, cuộc phiêu lưu, văn hóa, ẩm thực, rượu hoặc những ngày lễ đầy thú vị, bạn cũng sẽ tìm thấy mọi thứ bạn cần ở đây.

I. VỊ TRÍ ĐẢO PHÚ QUỐC

II. LỊCH SỬ PHÚ QUỐC

❖ Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, với một lịch sử hình thành vô cùng thú vị, gắn liền với dòng họ Mạc những ngày đầu khai hoang trên mảnh đất này.

Mac-Cuu-Lich-su-Phu-Quoc

  • Năm 1671, một người Hoa tên Mạc Cửu (Mạc Kính Cửu), quê ở Lôi Châu tỉnh Quảng Đông, mang cả gia đình, binh sĩ và một số sĩ phu khoảng 400 người lên thuyền rời khỏi Phúc Kiến. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển cả, phái đoàn Mạc Cửu đổ bộ lên một vùng đất hoang trong vịnh Thái Lan. Sau khi dò hỏi và biết vùng đất này thuộc ảnh hưởng Chân Lạp, phái đoàn liền tìm đường đến Oudong xin tị nạn, nhưng lúc đó nội bộ Chân Lạp có loạn.
  • 1680, Mạc Cửu đã lập ấp rải rác từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau. Hà Tiên trở thành thương cảng quan trọng, thôn ấp định cư nằm sát mé biển, thuận tiện cho ghe thuyền tới lui, hoặc ở đất cao theo Giang thành, sông Cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác.
  • Ông lập ra 7 sòng bạc dọc bờ biển: Mán Khảm (hay Mang Khảm, Peam), Long Kỳ (Ream), Cần Bột (Kampot), Hương Úc (Kampong Som), Sài Mạt (Cheal Meas hay Banteay Meas), Linh Quỳnh (Kiri Vong) và Phú Quốc (Koh Tral). Thủ phủ đặt tại Mán Khảm (tức Hà Tiên), sau đổi thành Căn Khẩu (Căn Kháo hay Căn Cáo). Tiếng đồn vang xa, lưu dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan xin vào đây lập nghiệp, dần dần vùng đất này trở thành một lãnh địa phồn vinh với tên gọi mới: Căn Khẩu Quốc. Đảo Koh Tral cũng đổi tên thành Phú Quốc (vùng đất giàu có).
  • Năm 1708, Mạc Cửu liên lạc được với Chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu.
  • Năm 1714, Mạc Cửu xin làm thuộc hạ của chúa Nguyễn và được phong chức tổng binh cai trị đất Căn Khẩu.
  • Năm 1724, Mạc Cửu dâng luôn toàn bộ đất đai và được phong làm đô đốc cai trị lãnh thổ Căn Khẩu, đổi tên thành Long Hồ dinh.
  • Từ 1729, Long Hồ dinh nổi tiếng là vùng đất trù phú nhất vịnh Thái Lan.
  • Năm 1735, Mạc Cửu mất, con là Mạc Sĩ Lân, sau đổi thành Mạc Thiên Tứ, được phong làm đô đốc, kế nghiệp cha cai trị Long Hồ dinh. Gia đình họ Mạc được Ninh vương Nguyễn Phúc Chú nâng lên hàng vương tôn. Long Hồ dinh đổi tên thành Hà Tiên trấn.
  • Năm 1739, Mạc Thiên Tứ lập thêm bốn huyện: Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ) và Trấn Di (Bắc Bạc Liêu).
  • Năm 1755, Nặc Nguyên nhờ Mạc Thiên Tứ dâng chúa Nguyễn lãnh thổ hai phủ Tầm Bôn (Tân An, Long An) và Lôi Lập (Gò Công) để được về Nam Vang cai trị. Năm 1758, chúa Nguyễn đưa Nặc Tôn (Ang Ton II) lên làm vua và được tặng thêm lãnh thổ Tầm Phong Long (Châu Đốc và Sa Đéc). Nặc Tôn tặng riêng Mạc Thiên Tứ lãnh thổ 5 phủ miền Đông-Nam Chân Lạp: Hương Úc (Kampong Som), Cần Bột (Kampot), Châu Sum (Chân Sum có thể là Trực Sâm, Chưng Rừm (Chhuk nay thuộc tỉnh Kampot, Chân Sum cũng có thể là phủ Chân Sum (còn gọi là Chân Chiêm) nằm giữa Châu Đốc và Giang Thành[14], nay là vùng Bảy Núi An Giang (nơi có núi Chân Sum).), Sài Mạt (Cheal Meas hay Banteay Meas) và Linh Quỳnh (Kiri Vong). Năm phủ này là vùng duyên hải (ven bờ Vịnh Thái Lan) từ Srae Ambel tỉnh Koh Kong (tức Cổ Công, giáp với vùng người Thái (Xiêm La) kiểm soát) cho đến Mang Khảm (Peam), bờ đất liền đối diện phía Đông Bắc đảo Phú Quốc, đã được Mạc Thiên Tứ dâng hết cho Võ vương Nguyễn Phúc Khoát. Võ vương sát nhập tất cả các vùng đất mới vào trấn Hà Tiên, giao cho Mạc Thiên Tứ cai trị.

❖ Thời Pháp thuộc, Pháp đặt Phú Quốc làm đại lý hành chính, thuộc hạt thanh tra Kiên Giang, rồi Rạch Giá. Ngày 01 tháng 08 năm 1867, Phú Quốc thuộc hạt Hà Tiên. Ngày 25 tháng 05năm 1874, Pháp thành lập hạt Phú Quốc, bao gồm các đảo nằm trong khu vực 100 - 1020 kinh Đông và 9 - 110 30' vĩ Bắc. Đồng thời, Pháp còn mở cảng Dương Đông cho tàu thuyền các nước vào buôn bán.

  • Ngày 16 tháng 06 năm 1875, giải thể hạt Phú Quốc, tái lập tổng thuộc hạt Hà Tiên, gồm 5 thôn: Lạc Hiệp, An Thới, Dương Đông, Hàm Ninh, Phú Dữ. Từ ngày 05 tháng 01 năm 1876, các thôn gọi là làng, thuộc hạt Hà Tiên. Ngày 18 tháng 05 năm 1878, đổi tên làng Lạc Hiệp thành làng Lạc Phú. Từ ngày 12 tháng 01 năm 1888, tổng Phú Quốc thuộc hạt tham biện Châu Đốc. Từ ngày 27 tháng 12 năm 1892, lại thuộc hạt Hà Tiên. Ngày 1 tháng 1 năm 1900, thuộc tỉnh Hà Tiên.
  • Ngày 04 tháng 10 năm 1912, nhập hai làng An Thới và Lạc Phú vào làng Dương Đông. Từ ngày 09 tháng 02 năm 1913, tổng Phú Quốc đổi thành đại lý Phú Quốc, thuộc tỉnh Châu Đốc.
  • Ngày 25 tháng 04 năm 1924, đặt làm quận Phú Quốc, thuộc tỉnh Hà Tiên. Sau năm 1956, quận Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, các làng gọi là xã, giải thể xã Phú Dữ, còn hai xã Dương Đông và Hàm Ninh, dân số năm 1965 là 12.449 người.
  • Năm 1949, khi quân Trung Hoa Dân quốc thua trận trước Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Hoàng Kiệt (黃杰 Huang Chieh) một tướng lĩnh Quốc dân đảng, gốc tỉnh Hồ Nam, dẫn hơn 30.000 quân chạy sang Việt Nam lánh nạn. Lúc bấy giờ, thực dân Pháp cho họ ra đóng quân tại phía Nam đảo Phú Quốc. Sau đó, năm 1953, họ về Đài Loan theo Tưởng Giới Thạch. Đội quân Trung Hoa này bỏ lại nhà cửa, đồn điền,... Pháp thấy vậy tận dụng nhà cửa có sẵn, lập ra nhà tù rộng khoảng 40 hecta gọi là "Trại Cây Dừa", có sức giam giữ 14.000 tù nhân.

❖ Thời kì Việt Nam Cộng hòa, Phú Quốc là một duyên khu của hải quân.

  • Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, Phú Quốc là huyện của tỉnh Kiên Giang, gồm thị trấn Dương Đông và 3 xã: Cửa Dương, Dương Tơ, Hàm Ninh.
  • Ngày 4 tháng 5 năm 1975, một toán quân Khmer Đỏ đột kích đảo Phú Quốc.
  • Ngày 10 tháng 5 năm 1975, Khmer Đỏ dùng tàu đổ bộ LSM và 3 tàu tuần tra PCF đưa quân đánh chiếm đảo Thổ Chu, dồn hơn 500 người dân Việt Nam trên đảo đưa về Campuchia và tàn sát toàn bộ. Ngày 27 tháng 5 năm 1975, hải quân nhân dân Việt Nam giải phóng đảo Thổ Chu.
  • Ngày 17 tháng 02 năm 1978, lập xã Cửa Cạn, xã An Thới, đổi tên xã Hàm Ninh thành xã Bãi Bổn.
  • Ngày 24 tháng 04 năm 1993, lập xã Thổ Châu, xã Bãi Thơm, đổi xã Bãi Bổn thành xã Hàm Ninh.
  • Ngày 18 tháng 03 năm 1997, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 23 - CP, thành lập xã Gành Dầu trên cơ sở 8.701 ha diện tích tự nhiên và 2.134 nhân khẩu của xã Cửa Cạn. Xã Cửa Cạn sau khi điều chỉnh địa giới hành chính có 5.986 ha diện tích tự nhiên và 1.149 nhân khẩu.
  • Ngày 11 tháng 02 năm 2003, Chính phủ Việt Nam lại ban hành Nghị định 10/2003/NĐ - CP, thành lập thị trấn An Thới trên cơ sở 2.691 ha diện tích tự nhiên và 15.573 nhân khẩu của xã An Thới; thành lập xã Hòn Thơm trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số còn lại của xã An Thới. Xã Hòn Thơm có 571 ha diện tích tự nhiên và 2.076 nhân khẩu. Như vậy, huyện Phú Quốc có 2 thị trấn và 8 xã như ngày nay.
  • Ngày 17 tháng 9 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1676/QĐ-TTg công nhận huyện đảo Phú Quốc là đô thị loại II

Phú Quốc được chia thành 10 đơn vị hành chính bao gồm:

  • 2 thị trấn: Thị trấn Dương Đông và Thị trấn An Thới
  • 8 xã: Xã Bãi Thơm; Xã Cửa Cạn; Xã Cửa Dương; Xã Dương Tơ; Xã Gành Dầu; Xã Hàm Ninh; Xã Hòn Thơm; Xã Thổ Châu

III. THỜI TIẾT PHÚ QUỐC – KHI NÀO ĐI PHÚ QUỐC

thoi-tiet-phu-quoc-mua-mua-va-mua-kho100%

❖  Mùa Khô

     ✓ Thời điểm tốt nhất để ghé thăm Phú Quốc là vào mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 3 âm lịch) là mùa đẹp nhấtvì thời tiết ổn định, ít thay đổi, độ ẩm thấp, bạn có thể thưởng lãm cả bình minh và hoàng hôn tuyệt vời trên biển, nước rất êm và trong, tất cả các nhà hàng, khu nghỉ mát/khách sạn và các công ty lữ hành trên đảo đều hoạt động hết 100% công suất nhằm phục vụ nhu cầu của du khách trong mùa du lịch cao điểm. Tuy nhiên, lượng người đổ về rất đông nên kéo theo đó giá cả của mọi dịch vụ đều tăng lên mức cao và một vài thác nước – khu du lịch sinh thái tự nhiên cạn nước nên bạn không thể chiêm ngưỡng được nét hùng vĩ của dòng thác.

❖  Mùa Mưa

     ✓ Trong mùa mưa, giá cả rất thấp, bạn có thể đặt một chuyến bay đến đảo vào phút chót với một cái giá rất hời, và những thác nước ở đây mang một vẻ đẹp hoành tráng. Tuy nhiên, vào mùa này mưa rất nhiều và một khi đã mưa, bạn sẽ có cảm tưởng nó sẽ không bao giờ dứt. Nếu ở đây vào tháng Bảy và nếu may mắn bạn thậm chí sẽ được nhìn thấy lốc xoáy nước (vòi rồng) ở ngoài biển.


IV. THỊ THỰC - VISA, PHƯƠNG TIỆN ĐẾN & ĐI LẠI TẠI PHÚ QUỐC

San-Bay-Quoc-Te-Phu-Quoc

Bạn đang có kế hoạch du lịch đến đảo Phú Quốc, Việt Nam? Hãy đọc tất cả những nguyên tắc và quy định, chính sách thị thực, các chuyến bay, các tuyến đường, và nhiều hơn thế nữa.

     ✓ Cách phổ biến nhất để đến đây là đặt một chuyến bay đến đảo, vì nơi đây không quá xa so với các trung tâm lớn ở châu Á. Hiện nay các hãng hàng không Việt Nam AirlinesVietJet AirJetstar Pacific đều có chuyến bay đến đảo Phú Quốc.

     ✓ Đến Phú Quốc bằng phà: Từ Hà Tiên hoặc Rạch Giá có 2 công ty khai thác dịch vụ vận chuyển bằng phà: (1) Superdong – phà nhanh / tàu cánh ngầm và (2) Thạnh Thới – phà chậm, vừa được sử dụng để vận chuyển xe ô tô và máy móc nặng. Nếu bạn đang đi du lịch bằng xe máy, bạn có thể mang nó theo lên tàu nhanh và trả thêm một khoảng phí.

     ✓ Các phương tiện di chuyển trên đảo: Taxixe busxe ôm hoặc bạn có thể thuê xe đạpxe máy hay ô tô để đi lại tham quan. Nếu bạn đi du lịch theo tour, đoàn thì họ sẽ lo phương tiện cho bạn luôn.

Thị thực đến đảo Phú Quốc

Nếu bạn đang có kế hoạch đến thăm trực tiếp Phú Quốc, bằng tàu hoặc máy bay, từ một quốc gia khác (ví dụ như Singapore, Campuchia, Nga,…) khi đó bạn không cần phải có thị thực Việt Nam. Phú Quốc được coi là đặc khu kinh tế và chính phủ Việt Nam đang cho phép khách du lịch được ở lại trên đảo đến 30 ngày mà không yêu cầu thị thực. Tuy nhiên, nếu bạn có kế hoạch đến thăm các nơi khác ở Việt Nam sau kỳ nghỉ ở Phú Quốc, thì yêu cầu bạn phải có thị thực Việt Nam.

Những quốc gia được miễn thị thực: Công dân của những quốc gia được phép đến Việt Nam tối đa 15 ngày mà không cần có thị thựcSingapore, Malaysia, Lào, Thái Lan, Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Na Uy, Đan Mạch, Phần Lan và Thụy Điển.

Tôi có thể rời khỏi đảo Phú Quốc thậm chí nếu tôi không có thị thực Việt Nam? Câu trả lời là có, bạn có thể rời khỏi đảo bằng phà và đi Hà Tiên hoặc thành phố Rạch Giá trong đất liền, tuy nhiên hầu hết các khách sạn sẽ yêu cầu bạn phải có thị thực còn giá trị khi bạn lưu trú ở chỗ của họ.


V. VĂN HÓA – TÔN GIÁO

Ton-giao-van-hoa-tai-phu-quoc

     ✓ Ở đảo Phú Quốc, vào ngày rằm tháng 7 âm lịch người dân thường đi chùa tại thị trấn Dương Đông. Vào ngày này sinh hoạt tôn giáo diễn ra khá nhộn nhịp.

     ✓ Cũng như những nơi khác ở Việt Nam, Phật giáo là tôn giáo có nhiều tín đồ và có ảnh hưởng nhất ở Phú Quốc với những ngôi chùa có hàng trăm năm tuổi như chùa Sùng HưngSùng ĐứcSư Muôn (còn gọi là chùa Hùng Long)...

     ✓ Phú Quốc được xem là nơi phát tích của đạo Cao Đài. Ngày nay trên đảo có hai Thánh thất Cao Đài ở thị trấn Dương Đông. Một là Thánh thất Dương Đông thuộc Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh, hai là Thánh thất Cao Đài Hội Thánh thuộc phái Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi.

     ✓ Phú Quốc này trước đây có một số nhà nguyện, nhà thờ: Khoảng năm 1930, một số giáo dân miền bắc vào đảo này làm đồn điền cao su ở gần Bãi Khem. Hai linh mục người Malaysia là Albelza và Merdrignac đã cho xây một nhà nguyện tạm bằng lá để làm nơi cầu nguyện, lễ lạc. Việc trồng cao su thất bại nên một số lớn dân chúng vào đất liền chỉ còn lại ít dân nhà nguyện dần dần bị bỏ hoang. Năm 1955, một linh mục cho xây nhà thờ ở thị trấn Dương Đông. Sau năm 1975, nhà thờ này lại bỏ trống, hiện nay được nhà nước quản lý.

     ✓ Sau năm 1954, có khoảng 1.000 giáo dân quê quán ở Nghệ An ra đảo sinh sống, dưới sự dẫn dắt của linh mục Giuse Trần Đình Lữ. Nhà thờ An Thới được thành lập vào năm 1957 để phục vụ nhu cầu đời sống tôn giáo của các giáo dân. Những năm sau đó, nhiều linh mục và thầy giảng đã được Giám mục Giáo phận Long Xuyên sai đến để phục vụ. Hiện tại, chính xứ là Linh mục Gioan Trần Văn Trông, với sự giúp đỡ của 2 phó xứ là Linh mục Hải Đăng và Vinh Sơn Nguyễn Văn Cảnh. Số giáo dân hiện tại khoảng 2.000 người.


VI. BỆNH VIỆN VÀ CÁC DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE Ở PHÚ QUỐC

benh-vien-o-phu-quoc

     ✓ Bệnh viện đa khoa Phú Quốc nằm trên đường 30/4, thị trấn Dương Đông (Điện thoại: 077 384 6074). Ngoài ra, còn có một bệnh viện của quân đội ở thị trấn An Thới nhưng nhỏ hơn. ➤ Bản đồ Bệnh Viện đa Khoa Phú Quốc

     ✓ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc (Bãi Dài, Xã Gành Dầu, Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang) khuôn viên rộng tới 10.000 m2, quy mô gần 150 giường bệnh và 10 chuyên khoa cùng hệ thống trang thiết bị đồng bộ, hiện đại. Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, dược sĩ và kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. ➤ Bản đồ Bệnh Viện Quốc tế Vinmec Phú Quốc

     ✓ Các quầy thuốc tây ở Phú Quốc: Có một số quầy thuốc tây ở Phú Quốc. Chúng có cả ở hai thị trấn lớn và các xã. Hầu hết các quầy thuốc tây có các loại thuốc rất hạn chế, tốt nhất nên chuẩn bị kĩ trước khi đến hòn đảo này.

     ✓ Phòng khám nha khoa: Có 2 phòng khám nha khoa lớn tại Thị trấn Dương Đông, bộ phận lễ tân có thể nói tiếng Anh. Cả hai phòng khám này đều chuyên về nha khoa thẩm mỹ.


VII. TIÊU PHÚ QUỐC

Ho-tieu-phu-quoc

     ✓ Hồ tiêu Phú Quốc là một loại gia vị được coi là đặc sản của huyện đảo Phú Quốc thuộc Tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.

     ✓ Hồ tiêu Phú Quốc có vị thơm và cay nồng, và đặc biệt là đậm vị hơn nhiều loại hồ tiêu đến từ những vùng miền khác, trong đó phải kể đến tiêu đỏ (tiêu chín). Tiêu được người dân Phú Quốc thu hoạch từng đợt chín và chủ yếu là bằng thủ công, chọn lựa những quả chín phơi riêng gọi là tiêu chín (tiêu đỏ), những quả còn xanh sau khi phơi khô được gọi là tiêu cội (tiêu đen). Do nhu cầu của thị trường, người dân đã dùng tiêu đen tẩy bỏ vỏ chỉ còn lại phần lõi hạt gọi là tiêu sọ (tiêu trắng), trong các loại tiêu thì tiêu sọ là ngon nhất và đắt tiền nhất.


VIII. CHÓ XOÁY PHÚ QUỐC

cho-xoay-phu-quoc-dep

     ✓ Khi kể về những điều đặc biệt ở Phú Quốc, không thể không kể về giống chó Xoáy Phú Quốc. Đây là loài chó có đặc điểm rất riêng biệt so với các loài chó khác ở Việt Nam. Chó Xoáy Phú Quốc luôn có một bờm lông dựng đứng và xoáy trên lưng, có bốn chân dài, dáng người thon, và rất khỏe mạnh. Về đặc tính, chúng là loại chó rất thông minh và có khả năng tự lập rất cho dù có sống chung với con người. Loài chó này có khả năng tự săn mồi rất tốt, có thể khả năng bơi lội giỏi, đặc biệt chúng có đặc điểm tự đào hang để trú ẩn, sinh sản nếu sống ở nơi có đất rộng.


IX. ĐẶC SẢN - ẨM THỰC

am-thuc-phu-quoc-hai-san

     ✓ Ở Phú Quốc có sự pha trộn của các nền văn hóa ẩm thực khác nhau, từ những món ăn của các nước đến từ khắp nơi trên thế giới cho đến những món ăn dân dã đặc trưng của nền ẩm thực Việt Nam. Là một hòn đảo, Phú Quốc là miền đất hứa cho những tín đồ yêu thích hải sản và bạn sẽ choáng ngợp khi được tận mắt chứng kiến và lựa chọn cá tươi, tôm cua với mức giá vô cùng hợp lý. Vào mỗi buổi sáng, các ngư dân địa phương sẽ đem những gì họ đánh bắt được đến cảng Dương Đông để bán cho các nhà hàng, nơi sẽ phục vụ những bữa tiệc hải sản hoành tráng cho bạn.

Ẩm thực đường phố ở Phú Quốc:

     ✓ Bạn nên thử một số món ăn đường phố tuyệt vời khi đến đây. Có một sự chóng mặt nhỏ khi lựa chọn, những quán ăn nhỏ mộc mạc phục vụ món truyền thống của ẩm thực Việt như Phở, bánh xèo (một cái bánh đầy hải sản) và tất nhiên là không thể thiếu bánh mì (kẹp thịt với rau). Bánh mì ốp la (bánh mì kẹp trứng chiên) là một món ăn đặc biệt được các du khách có ngân sách bình dân ưa thích. Hầu hết các quán ăn nhỏ đều có ở khắp nơi trên đảo, đặc biệt là tập trung khá nhiều ở hai thị trấn Dương Đông và An Thới, đặc biệt là ở Chợ Đêm Phú Quốc.

Cho-Dem-Phu-Quoc

     ✓ Những món ăn đường phố phổ biến được tìm thấy trên đảo: bánh căn, bún chả cá, bánh mì...

Quán cà phê ở Phú Quốc

     ✓ Cà phê Việt Nam là sản phẩm từ những hạt cà phê Robusta và có hương vị đắng, bùi hơn so với cà phê ở phương Tây. Mỗi một tách cà phê sẽ được phục vụ kèm một ly nước đá hoặc bình trà xanh còn gọi là nước trà, để bạn có thể uống (và còn có công dụng làm sạch miệng) sau khi thưởng thức xong cà phê. Những loại cà phê được ưa thích gồm: cà phê đen (cà phê đen đá), cà phê sữa đá (cà phê pha với sữa đặc và thêm đá), hay bạc xỉu (là loại cà phê trộn chung với đá bào, sữa đặc và sô cô la).

ca-phe-phu-quoc

     ✓ Ở Phú Quốc có rất nhiều quán cà phê để mọi người có thể thoải mái lựa chọn. Trên mỗi con đường trong thành phố đều có hàng quán cà phê, là nơi phù hợp với mọi tâm trạng hay hoàn cảnh xã hội, và người ta có thể dễ dàng đi tới bất kỳ quán nào để thưởng thức đồ uống và không gian của quán. Từ những quán cà phê cóc ven đường với những bộ bàn ghế đơn giản. Cho đến những nơi sang trọng được bày trí theo phong cách sân vườn với cây cối, nước và một bầu không khí yên bình, thoát khỏi những ồn ào của phố thị.


X. DANH LAM THẮNG CẢNH

63-dia-diem-ua-thich-nhat-phu-quoc

     ✓ Phú Quốc – thiên đường du lịch và nghỉ dưỡng không chỉ người Việt Nam mà cả những du khách nước ngoài cũng mong muốn được đến một lần trong đời.

Xem chi tiết: Tổng hợp 63 địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn nhất Phú Quốc


XI. MUA SẮM Ở ĐẢO PHÚ QUỐC

     ✓ Những món quà lưu niệm đặc trưng của Việt Nam, nghệ thuật, vải sợi, và cả hàng thủ công mỹ nghệ, có rất nhiều cơ hội mua sắm ở đảo Phú Quốc. Những món quà lưu niệm truyền thống của Việt Nam bao gồm cả mũ nón (“Nón Lá”), rượu sim, lụa, sơn mài, áo dài, và các bức tượng điêu khắc theo chủ đề Phật giáo có thể được tìm thấy tại ấp Bãi Trường (Long Beach) và Chợ đêm ở thị trấn Dương Đông. Nếu bạn là người nước ngoài và đang tìm mua các dụng cụ, đồ dùng nhà bếp, quần áo,… bạn có thể tìm chúng ở trên đường Nguyễn Trung trực ở thị trấn Dương Đông, phía bên kia của sông Dương Đông.

ngoc-trai-qua-luu-niem-phu-quoc

Các món quà lưu niệm phổ biến nhất ở ​​Phú Quốc:

     ✓ Rượu – rượu Sim, rượu rắn, rượu cá ngựa

     ✓ Mũ nón

     ✓ Đồ trang sức ngọc trai

     ✓ Nước mắm Phú Quốc

     ✓ Tiêu Phú Quốc

     ✓ Những sản phẩm được làm từ vỏ sò – Nếu bạn muốn mua những sản phẩm từ vỏ sòsan hô, thì lựa chọn tốt nhất là đến chợ đêm. Ở đó bạn sẽ được lựa chọn thoải mái các sản phẩm được làm từ vỏ sò, tre và san hô.


PTA Travel