Dinh Cậu Phú Quốc (Lăng Vua Rồng)

Dinh Cậu nằm ở đâu? Tại sao Dinh Cậu được xem như biểu tượng đặc trưng của đảo Phú Quốc?

❖  Vị trí: Dinh Cậu hay còn gọi là miếu thờ Long Vương, được xây dựng trên một mũi đá giống hình con rùa (có niên đại trên 100 năm) nên được gọi là Mũi Dinh Cậu. Mũi Dinh Cậu, tọa lạc tại khu phố 2, thị trấn Dương Đông, huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

❖  Đặc điểm: Đây là miếu thờ Long Vương - thần sông nước của người dân miền biển để cầu mong mọi sự an lành trong những chuyến ra khơi.


Dinh Cậu có một vị thế đặt biệt như thế nào và xuất hiện từ bao giờ?

46-Dinh-Cau-Phu-Quoc

✓  Dinh Cậu cuốn hút  rất nhiều du khách  không chỉ vẻ đẹp kỳ thú do thiên nhiên ban tặng mà còn vì sự huyền bí, linh thiêng qua những truyền thuyết  xa xưa. Từ xa chúng ta đã thấy một ngọn hải đăng điểm báo tín hiệu cho tàu bè tại khu vực thị trấn Dương Đông. Dinh Cậu Phú Quốc nằm trên một núi đá to sát cạnh một ngọn hải đăng ngay eo biển nơi tàu thuyền qua lại.

✓  Mũi Dinh Cậu hình thành trong một khung cảnh thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp - sơn thủy hữu tình, liên quan đến đạo thờ Mẫu. Điều này chứng tỏ rằng, người Việt cổ đã đặt chân lên đảo Phú Quốc, khai phá, mở mang và đặt nền móng cho vùng đất này.

Dinh-Cau-Phu-Quoc-01

✓  Theo tục truyền, thuở xưa, người dân trên đảo Phú Quốc sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới. Đại đa số các ngư dân ra biển đánh bắt cá đều một đi không trở lại, vì khi ra khơi, gặp những cơn bão lớn, họ không thể chống đỡ nổi, do đó họ đã mãi mãi ngủ lại với biển khơi... Bỗng một ngày kia, bên bờ biển Đông xuất hiện nhiều ghềnh đá, đan xen với nhau tạo thành một mũi đá lớn nổi lên giữa nền đại dương xanh thẫm. Vì nghĩ rằng đây là điềm lạ linh ứng, cứu giúp con người thoát khỏi thiên tai, cho nên người dân trên đảo đã lập một ngôi miếu thờ thần sông nước để mong nhận được sự che chở, bình an. Mũi Dinh Cậu (miếu thờ Long Vương) ra đời từ đó.

Dinh-Cau-Phu-Quoc-03

✓  Mũi Dinh Cậu rất linh thiêng và gắn bó mật thiết với tục thờ Bà Cậu, tức tục thờ Bà Thủy và Cậu Tai (tránh mọi tai họa, tai nạn, tai ương…), con trai út cưng của bà. “Cậu” được cho là vị thần có uy quyền trong việc trị vì sông nước và có thể giúp đỡ cho tàu bè thoát khỏi mọi cơn sóng to, gió lớn, vì thế Mũi Dinh Cậu được người dân vùng biển rất sùng bái. Họ thường đến đây để thắp hương khấn vái, cầu mong mọi sự an lành cho những chuyến đi biển.


Ông “cậu” là ai?

Nhiều bậc kỳ lão được sinh ra trên đảo khẳng định rằng, hồi đầu thế kỷ XX có một người đàn ông lạ xuất hiện tại ngôi miếu Long Vương. Lúc đầu, ông tá túc trong miếu, tự làm các công việc quét dọn, nhang đèn. Ông tịnh khẩu, không nói chuyện mà chỉ ra dấu nên không ai biết quê quán, gốc gác ở đâu. Mọi người chỉ đoán ông là người từ đất liền ra đảo tìm chốn tu hành.

Một thời gian sau, ông ta không ở trong miếu nữa mà chui xuống hang dưới lòng hòn đá lớn quy ẩn. Ông dùng đá tự lấp cửa hang. Nhiều người lo ông chết đói đã đem cơm chay đến đặt trước cửa hang nhưng đến ngày sau vẫn thấy còn nguyên.

Ông ta ẩn tu suốt 2 năm liền như thế.

Một ngày nọ, người ta thấy ông ra khỏi hang, trở lên miếu Long Vương tiếp tục công việc của một thủ từ. Lần xuất hiện này, ông chịu nói chuyện nhưng rất kiệm lời. Mỗi khi mở miệng, ông thường tiên tri hậu vận cho những người đến miếu Long Vương lễ bái. Vào những ngày 15, 16 tháng 10 âm lịch hàng tháng, ông ta tự ngồi giá, lên đồng để phát lộc cho các ngư phủ đến cúng.

Đến những ngày 15, 16 tháng 10 âm lịch hàng năm ông tổ chức lễ cúng Long Vương. Trong buổi cúng, ông cũng để lên đồng ban phát bùa cầu an, phát tài. Từ đó, dân quanh vùng gọi ông là “Cậu”.

Cái tên “Dinh Cậu” bắt đầu xuất hiện từ đóNhiều người dân trên đảo đánh trúng luồng cá trở nên giàu có đã tin rằng nhờ lộc Cậu cho. Họ bỏ tiền ra trùng tu và xây lớn ngôi miếu Long Vương.

Khoảng năm 1940, một toán lính Pháp trên đảo bất thần ập vào ngôi miếu Long Vương bắt ông Cậu đưa đi. Từ đó không ai trông thấy ông nữa. Có người cho rằng, sau đó, lính Pháp có thả ông ra. Là “người trời” lại bị lính Pháp bắt, ông Cậu giận dỗi bỏ dương trần trở về trời trú ngụ. Thế là một số người đến miếu không cầu khấn Long Vương phò trì nữa mà chỉ cầu khấn ông Cậu.

Dần dà, người ta quên hẳn nơi đó từng là ngôi miếu Long Vương.

Sau khi trùng tu những người đời sau khắc hẳn lên cửa miếu hàng chữ “Dinh Cậu”. Đó là nguyên nhân dẫn đến ngộ nhận về vị linh thần trấn ngôi miếu.

Dinh-Cau-Phu-Quoc-08

✓  Ngày nay, nơi đó không chỉ mỗi Dinh Cậu (tức miếu Long Vương) là kiến trúc duy nhất. Hang đá mà ông Cậu quy ẩn, tịnh tu được gọi là “thạch sơn động”. Chiếc cổng dưới chân hòn đá lớn có tấm biển ghi “Dinh Cậu”. Ven cổng lên núi là một ngôi miếu Thổ thần. Đường lên miếu gồm 29 bậc đá. Bên ngoài ngôi miếu thờ Long Vương là bàn thờ “thông thiên”. Bên trong ngôi miếu thờ Long Vương không phải là tượng cốt của Long Vương, của ông Cậu mà là 3 nhân vật thuộc về tín ngưỡng… Chăm tức Bà Chúa Ngọc cùng 2 cậu con trai là Cậu Tài, Cậu Quí. Sân Miếu có đặt bàn thờ ông Thiên. Hai bên hành lang là những hàng cột với những câu liễn đắp nổi bằng chữ Hán như:

“Vạn Cổ Anh Linh Thông Tứ Hải.

Chấn phong bình lượng bảo lương dân.”

Tức:

“Ngàn xưa anh linh vang bốn biển

 Dinh Cậu bình phong bảo vệ dân”

“Phong điếu vũ thuận dân an lạc” (Nhờ ơn Cậu mà mưa thuận gió hòa dân cư an lạc). “Tọa đại thạch đầu quy danh hiển” (Dinh Cậu nổi tiếng tọa lạc ở đầu của mỏm đá giống hình con rùa).

Cửa chính của Miếu Dinh Cậu được làm bằng gỗ, trên vòm cửa có khắc ba chữ: “Thạch - Sơn - Điện”. Trên nóc mái có gắn hai con rồng bằng sứ lưỡng long tranh châu. Trong chánh điện có khánh thờ Chúa ngọc nương nương và khánh thờ tượng hai Cậu cùng một đỉnh hương, chuông, đèn, trống…

Dinh-Cau-Phu-Quoc-02

 Từ Mũi Dinh Cậu, đưa mắt nhìn ra xa, du khách sẽ thấy phía trước là biển khơi bao la, trong xanh với dải cát vàng uốn lượn, ngay dưới chân là chợ Dương Đông sầm uất rất đông người mua, kẻ bán và đằng sau là đồi núi nhấp nhô…

✓  Hàng năm, cứ vào các ngày 15 và 16 tháng 10 âm lịch, người dân trên đảo Phú Quốc lại cùng nhau mở hội Mũi Dinh Cậu. Nhờ vậy, Mũi Dinh Cậu ngày càng thu hút được nhiều du khách thập phương. Theo thống kê của huyện đảo Phú Quốc, trung bình mỗi năm, Mũi Dinh Cậu thu hút khoảng trên 100 ngàn lượt du khách đến thăm viếng.

✓  Thường du khách đến với Dinh Cậu để thăm và thưởng ngoạn cảnh hoàng hôn trên biển: Khi mặt trời gần khuất núi, du khách sẽ bắt gặp những tia nắng vàng sậm tung tăng trên sóng biển,… Đặc biệt, du khách sẽ có dịp được đi chợ đêm Dinh Cậu để mua sắm, thưởng thức các đặc sản đậm chất biển tại đây như: Cua, mực, sao biển, cùi biên mai, ghẹ…

Dinh-Cau-Phu-Quoc-04


Dinh-Cau-Phu-Quoc-05


Dinh-Cau-Phu-Quoc-06

✓  Tắm biển Dinh Cậu vào buổi chiều mát. Tuy nhiên, bạn nơi cẩn thận và nhớ mang theo áo phao vì biển nơi đây tương đối sâu. Đi bộ đến cuối cảng hóng gió, hoặc tham gia câu cá với người dân địa phương và ngắm những chiếc tàu du lịch với ánh đèn rực rỡ đi câu mực vào cập bến.

Dinh-Cau-Phu-Quoc-09


Du lịch Phú Quốc còn nhiều địa điểm đẹp khác như: Bãi Sao, Bãi Dài, Bãi Trường, Khu du lịch Suối Tranh, Chùa Sư Môn...

Du khách có thể đến Phú Quốc bằng đường thủy hoặc bằng đường không. Nếu đi bằng đường thủy, du khách có thể theo tuyến Rạch Giá - An Thới hoặc Hà Tiên - Phú Quốc. Nếu đi bằng đường không, du khách có thể theo tuyến Rạch Giá - Phú Quốc hoặc Sài Gòn - Phú Quốc.

➤ Xem thêm: Tổng hợp 63 địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn nhất Phú Quốc


PTA Travel